Làm cầu thay thế phà Cát Lái

Thảo luận trong 'Kinh tế' bắt đầu bởi Yêu Vũng Tàu, 4/7/16.

  1. Yêu Vũng Tàu

    Yêu Vũng Tàu Administrator

    Tham gia ngày:
    4/5/16
    Bài gửi:
    447
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ngoài phà Cát Lái, Thành phố còn kiến nghị làm cầu thay thế cho bến phà Bình Khánh, đây là hai bến phà có lưu lượng giao thông ngày một tăng nhanh.

    [​IMG]
    Phà Cát Lái có lưu lượng phương tiện giao thông ngày một gia tăng, nhất là vào cuối tuần và dịp lễ tết.​

    Đây là một trong những nội dung mà TP.HCM kiến nghị Thủ tướng về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng của Thành phố, tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với TP.HCM cuối tháng 6 vừa qua.

    Theo đó, Thành phố kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung cầu thay thế bến phà Bình Khánh, huyện Cần Giờ và phà Cát Lái, Quận 2 vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 để Thành phố có cơ sở kêu gọi đầu tư.

    Hai bến phà nói trên có lượng phương tiện lưu thông ngày một gia tăng, nhất là phà Cát Lái. Bến phà này kết nối TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (tâm điểm tam giác TP.HCM – Nhơn Trạch – Bà Rịa Vũng Tàu). Việc xây cầu thay thế phà Cát Lái sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi về giao thông cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương và một số tỉnh thành lân cận.

    Trước đó, một số nhà đầu tư đã đề xuất với TP.HCM về việc xem xét, chấp thuận cho phép được nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT với tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.

    Ngoài nội dung trên, TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng về cơ chế đầu tư Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Cụ thể, Thành phố kiến nghị cho phép cơ chế giao Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) là doanh nghiệp nhà nước được ứng tiền thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (khoảng 17.200 tỷ đồng) để tạo quỹ đất sạch kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu đô thị này.

    Sau khoảng 15 năm triển khai xây dựng, mặc dù đã góp phần không nhỏ trong việc biến một phần vùng đất ngập mặn của huyện Nhà Bè thành một vùng công nghiệp hiện đại nhưng Khu công nghiệp Hiệp Phước vẫn chưa khai thác tối đa được lợi thế cạnh tranh của mình bởi so với các KCN khác tại TP.HCM thì hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy kết nối tới KCN này hết sức thuận lợi.

    Theo baomoi​
     

Thương hiệu uy tín tại Vũng Tàu