Ngay trước Lễ 30/4 và 1/5, Vũng Tàu đã thực hiện chính sách cấm ăn uống, buôn bán trên bãi biển từ ngày 26/4 nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh tại các điểm du lịch. Đến bãi biển Vũng Tàu vào những ngày nghỉ Lễ, du khách chỉ có thể thốt lên: Tuyệt vời! Đến chiều ngày 2/5, khi khách du lịch bắt đầu quay về biển Vũng Tàu vẫn duy trì được cảnh sạch sẽ, ngăn nắp đến không ngờ. So với các địa phương có biển khác trên cả nước, Vũng Tàu đã cho thấy chính sách đột phá đúng đắn. Chúng ta hãy xem những hình ảnh dưới đây để Review lại toàn bộ cảnh biển Vũng Tàu so với các địa phương khác sau lễ nhé Biển Vũng Tàu vẫn giữ được sạch sẽ, ngăn nắp đến không ngờ Những người lao công thầm lặng luôn giữ biển sạch sẽ để phục vụ du khách Trong khi đó, các địa phương khác tình hình kinh doanh bãi biển rất lộn xộn dẫn đến tình hình rác thải mất kiểm soát. Bãi Cồn Vành - Thái Bình các dịch vụ ăn uống cũng mọc lên. Bàn ghế tại các cửa hàng ven biển bày sát mép nước, dòng người ngồi kín trên bãi trải dài cả trăm mét. Bãi biển Quất Lâm - Nam Định ngày 29/4, các nhà hàng, kiot quán ăn chật kín du khách. Người lớn, trẻ nhỏ chen chân đứng trên rác. Trong khi đó, tại bãi biển Đồ Sơn (TP.Hải Phòng), mặc dù địa phương đã cấm bán hàng dưới bãi biển, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Đặc biệt người dân vẫn vô tư mang đồ ăn, thức uống xuống nhậu và xả rác trên bãi biển. Bãi biển Diễn Thành (Nghệ An) cũng như một bãi tập kết rác Chung tình trạng, rác thải của du khách và bèo tây từ cửa sông Lạch Trường dạt vào khiến một số khu vực thuộc bãi biển Hải Tiến (H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa) nhếch nhác Tại bãi biển Đồi Dương (Phan Thiết) cũng tràn ngập rác do khách ăn nhậu để lại Đây cũng không phải là lần đầu tiên vấn đề về ý thức bảo vệ môi trường của con người bị nhiều người nói gay gắt. Do bị các dòng hải lưu chi phối, rác nhựa với 80% tổng khối lượng là hợp chất khó phân hủy polyethylene, bị mắc kẹt trong các vòng xoáy đại dương mà không có cơ hội phân hủy. Và khi phân hủy, các phân tử rác nhựa nhỏ có thể chìm xuống tới độ sâu 1,5km dưới mặt nước biển và trở thành thức ăn trong cho khoảng 30% các loại cá. Điều đáng nói, Việt Nam đang được xếp vào top 5 nước có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Trong khi chúng ta đang kêu gọi mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường biển với những khẩu hiệu như "Tôi chọn cá", "tôi chọn biển", "giữ gìn vệ sinh biển sạch đẹp"... ngoài ý thức của mỗi người khách du lịch thì chính sách của chính quyền địa phương rất quan trọng, Vũng Tàu đã cho chúng ta thấy rõ hiệu quả của những chính sách đúng đắn đó.